TrustScore giải quyết được vấn đề gì?
Last updated
Last updated
TrustScore giải quyết được các vấn đề hiện tại về định danh người dùng trên Web2 & Web3
"Tích xanh" (blue check mark) là một tính năng được sử dụng trên nhiều nền tảng mạng xã hội Web2 như Facebook, YouTube, Instagram và nhiều hơn nữa. Tích xanh được sử dụng để xác nhận rằng tài khoản đó uy tín, thuộc sở hữu của một cá nhân nổi tiếng, công ty, thương hiệu hoặc tổ chức danh tiếng. Thông tin được chia sẻ trên các tài khoản có tích xanh thường được coi là chính xác và đáng tin cậy hơn so với các tài khoản thông thường.
Nhưng cho thời điểm hiện tại, Tick xanh có thể dễ dàng mua được, nên việc xác minh độ tin cậy của các tài khoản có Tick xanh là không hoàn toàn chính xác.
💡 Đối với TrustScore, mực độ uy tín sẽ được đánh giá theo con số, với những người có số TRUST
cao, điểm uy tín của họ càng cao. Đối với những người có số điểm TRUST
trung bình, thì họ cũng đã đạt được sự tin tưởng nhất định, và có thể xác định được tài khoản ảo, tài khoản rác.
Ngoài ra đối với công nghệ Blockchain, TRUST
còn được sử dụng trên toàn bộ NEAR Blockchain, không chỉ giới hạn bởi một platform, điều này có nghĩa là TRUST
còn có thể kết hợp với các nền tảng social khác như NEAR Social để định danh độ uy tín của người dùng.
Việc giả mạo và lừa đảo thông qua việc tạo tài khoản giống với những người nổi tiếng (KOL) và tạo nhóm ảo đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trên các nền tảng mạng xã hội. Những hành vi này có thể gây hại cho người dùng bằng cách lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân hoặc lan truyền thông tin sai lệch.
Đối với TrustScore, mỗi ví được định danh với điểm TRUST
dựa trên những uy tín mà họ tạo nên, và sẽ được hiển thị cạnh tên ví, nên con số này hoàn toàn không thể giả mạo với công nghệ Blockchain & Smart Contract, sẽ hạn chế được các vụ Scam đáng tiếc xảy ra.
Việc bán tài khoản đã có tích xanh, tài khoản có số lượng Like/Follow/Subscribe cao, hay bán group member lớn đã trở nên phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội Web2. Nhưng dựa vào đặc tính của công nghệ Blockchain, sử dụng private key, không ai sẽ muốn bán ví của mình cho người khác, hoặc không ai muốn mua một tài khoản đã bị lộ private key.
Hiện tại, trong các mô hình DAO, quyết định thường được đưa ra dựa trên số lượng token mà người nắm giữ. Tuy nhiên, điều này dễ dẫn đến việc quyền lực bị lạm dụng bởi chủ dự án và các nhà đầu tư lớn, làm cho giao thức DAO trở nên tập trung và chỉ do một số người nắm giữ quyết định.
Tuy nhiên, mô hình của TrustScore giới hạn sự mất cân bằng đó bằng cách không đánh giá dựa trên số tiền bạn sở hữu, mà thay vào đó xem xét mức độ uy tín của bạn. Điều này có nghĩa là người dùng không chỉ cần tập trung vào việc tích lũy token mà còn phải xây dựng và duy trì một sự uy tín cao trong cộng đồng. Điều này đảm bảo rằng quyền lực và quyết định không chỉ nằm trong tay một số ít người giàu có, mà được phân phối dựa trên đáng tin cậy và đóng góp thực sự của mỗi cá nhân.
Với mô hình này, TrustScore tạo ra một hệ thống DAO công bằng hơn, nơi mọi người có thể tham gia và có tiếng nói trong quyết định cộng đồng mà không phụ thuộc vào tài sản tài chính. Điều này thúc đẩy sự công bằng và sự đa dạng, và đồng thời khuyến khích mỗi người dùng xây dựng và duy trì uy tín của mình.
Các phương pháp xác minh danh tính hiện tại thường sử dụng KYC và liên kết tài khoản mạng xã hội để xác thực danh tính người dùng. Tuy nhiên, những phương pháp này có thể tiềm ẩn một số rủi ro và hạn chế.
Rủi ro về quyền riêng tư: Khi sử dụng KYC, người dùng phải cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm như số CMND, địa chỉ, v.v. Việc tiết lộ thông tin này có thể gây lo ngại về quyền riêng tư và có nguy cơ bị lộ thông tin nếu không được bảo mật đúng cách.
Rủi ro về bảo mật: Liên kết tài khoản mạng xã hội có thể tạo ra một mối liên kết giữa các tài khoản và thông tin cá nhân của người dùng. Nếu một tài khoản bị xâm phạm, thông tin từ các tài khoản liên kết khác cũng có thể bị đe dọa.
Phí tập trung: Các phương pháp truyền thống thường dựa trên các bên thứ ba để thực hiện xác minh danh tính, và điều này có thể gây ra phí tập trung. Người dùng phải tin tưởng và phụ thuộc vào các tổ chức trung gian để xác minh danh tính, điều này có thể gây ra chi phí và mất đi tính phân cấp và phi tập trung của blockchain.
Để giải quyết những vấn đề này, các dự án như TrustScore đã được phát triển tập trung vào việc xây dựng hệ thống xác minh hoàn toàn phi tập trung, nơi người dùng có quyền kiểm soát thông tin cá nhân của mình và không cần phải phụ thuộc vào các bên thứ ba trung gian. Điều này giúp giảm rủi ro về quyền riêng tư và bảo mật, đồng thời giảm bớt tính phí tập trung và tăng tính phân cấp của quá trình xác minh danh tính.